VNU ESC FORUM

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
VNU ESC FORUM

Talk more, Get more!


    part 3: reading

    avatar
    ducminhkhoiESC
    Content's Admin


    Tổng số bài gửi : 67
    Reputation : 0
    Join date : 25/12/2009
    Age : 32
    Đến từ : nhatrang - khanh hoa

    part 3: reading Empty part 3: reading

    Bài gửi by ducminhkhoiESC Sun Jan 10, 2010 5:54 pm

    3. Đọc (reading): có 2 cách đọc như sau:
    a. Đọc để phục vụ học tập, nghiên cứu, biết thêm thông tin. Đối với cách đọc này thì các bạn nên làm theo các bước sau:
    Lựa chọn bài đọc cho phù hợp với mình cả về trình độ và lĩnh vực mình quan tâm.
    • Về độ khó: cũng được chia ra như sau: khó (khoảng 70% từ mới), vừa (khoảng 50 % từ mới), dễ ( khoảng 10-20% từ mới) công việc này rất quan trọng các bạn nên đọc lướt qua trước để xác định cho phù hợp. (không nên đọc những bài dễ quá vì sẽ không giúp mình nâng cao trình độ, cũng như các bài khó quá vì mình sẽ nản, chỉ nên đọc các bài vừa sức với mình thôi)
    • Về lĩnh vực: mình quan tâm đến chủ đề nào thì chỉ đọc các bài đọc liên quan đến chủ đề đó thôi, không nên đọc lan man, tốn thì giờ
    • Các bước khi đọc:
    1. Đọc trước các tiêu đề, những gì nổi bật nhất từ bài đọc đó (như in đậm, hình ảnh, gạch chân, v.v..) để xác định các kiến thức cũng như từ vựng có liên quan đến chủ đề cần đọc
    2. Đọc kĩ các câu mở đầu của một đoạn vì nó thường chứa thông tin quan trọng nhất của toàn bài, giúp bạn hình dung được nội dung của bài viết.
    3. Tiến hành đọc cụ thể chính thức: đọc kĩ nội dung từng đoạn
    • Các việc không nên làm khi đọc:
    1. Tra từ mới. Khi đọc mà thấy từ mới thì tạm thời đánh dấu, hoặc gạch chân rồi đọc tiếp cho hiểu được đại ý của toàn bài (vì khi bạn tra từ thì sẽ ngắt mạch suy nghĩ của bạn, khó nắm bắt được ý chính của đoạn), sau khi đọc xong toàn bộ bài thì lúc này mới tra từ mới để giúp mình hiểu sâu hơn cũng như học từ (theo mình chỉ nên tra những từ mà làm cho đại ý của toàn bài trở nên khó hiểu thôi, còn những từ khác có thể đoán nghĩa được thì thôi)
    2. Đọc thầm bằng cách lẩm nhẩm bằng miệng: vì nó sẽ hạn chế tốc độ đọc cũng như khả năng hiển khái quát toàn bài của bạn. Mình đọc lấy ý là chính, trừ trường hợp bạn đọc để sữa lỗi chính tả hay lỗi ý thì cần đọc to.
    3. Đọc từng chữ, sẽ hạn chế tộc độ đọc của bạn, các bạn nên đọc thành cụm từ, và bỏ những từ không cần thiết như is, are, of,…
    4. Đọc quay lại: khi bạn không chắc ý nghĩa của câu mình vừa đọc có đúng hay không thì bạn có xu hướng đọc quay lại, điều này là không nên vì theo các nhà nghiên cứu thì thói quen này không giúp bạn hiểu thêm nghĩa của câu mà còn làm giảm tốc độ đọc của bạn nữa đấy. Hãy nên nhớ rằng, tốc độ đọc càng nhanh, bạn càng tập trung, bạn càng hiệu nội dung của bài
    • Các việc nên làm khi đọc
    1. Đánh dấu những chỗ cần thiết để quay lại đọc sau khi cần thiết
    2. Nên ghi chú (Take Notes) điều này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn nội dung của bài (dĩ nhiên là chỉ nên làm sau khi đọc xong. (theo mình các bạn nên sử dụng mindmap)
    • Các nguồn tài liệu: tùy thuộc các bạn, các bạn có thể lấy tài liệu trong lớp, hoặc lên thư viện và Internet là một nguồn tài liệu phong phú (như các bản tin NEWS, hoặc các bài báo cáo Report, các bài giảng của thầy cô)
    b. Đọc để tham dự các cuộc thi: chỉ khác với cách đọc thông thường ở chỗ là các bạn phải ngay lập tức xác định được nội dung khái quát của bài đọc đó (nó nói về cái gì) rồi nhanh chóng sang phần câu hỏi để trả lời câu hỏi, hỏi câu nào thì đọc kĩ phần đó để trả lời thôi (mình sẽ có một box riêng để thảo luận các câu trả lời cho từng câu hỏi cho các cuộc thi thường gặp sau).

      Hôm nay: Mon May 20, 2024 5:04 am